Diễn đàn cntt ĐH-TÔN ĐỨC THẮNG.Thân mời các anh em tham gia để diễn đàn phong phú hơn
Chào mừng bạn ghé thăm diễn đàn, hãy tham gia đăng kí thành viên cùng chúng tôi để có thêm động lực post bài


Join the forum, it's quick and easy

Diễn đàn cntt ĐH-TÔN ĐỨC THẮNG.Thân mời các anh em tham gia để diễn đàn phong phú hơn
Chào mừng bạn ghé thăm diễn đàn, hãy tham gia đăng kí thành viên cùng chúng tôi để có thêm động lực post bài
Diễn đàn cntt ĐH-TÔN ĐỨC THẮNG.Thân mời các anh em tham gia để diễn đàn phong phú hơn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

java cơ bản

Go down

java cơ bản Empty java cơ bản

Bài gửi by Admin Sat Mar 03, 2012 2:34 pm

Biến và các kiểu dữ liệu
1. Khai báo biến
1.1 Cú pháp khai báo biến:
dataType varName;
Trong đó, dataType là kiểu dữ liệu của biến, varName là tên biến. Trong Java, việc đặt tên biến
phải tuân theo các quy tắc sau:
- Chỉ được bắt đầu bằng một kí tự (chữ), hoặc một dấu gạch dưới , hoặc một kí tự dollar
- Không có khoảng trắng giữa tên
- Bắt đầu từ kí tự thứ hai, có thể dùng các kí tự (chữ), chữ số, dấu dollar, dấu gạch dưới
- Không trùng với các từ khoá
- Có phân biệt chữ hoa chữ thường
1.2 Phạm vi hoạt động của biến
Một biến có phạm vi hoạt động trong toàn bộ khối lệnh mà nó được khai báo. Một khối lệnh bắt đầu bằng dấu “{” và kết thúc bằng dấu “}”:
- Nếu biến được khai báo trong một cấu trúc lệnh điều khiển, biến đó có phạm vi hoạt động
trong khối lệnh tương ứng.
- Nếu biến được khai báo trong một phương thức (Không nằm trong khối lệnh nào), biến đó có phạm vi hoạt động trong phương thức tương ứng: có thể được sử dụng trong tất cả các
khối lệnh của phương thức.
- Nếu biến được khai báo trong một lớp (Không nằm trong trong một phương thức nào), biến đó có phạm vi hoạt động trong toàn bộ lớp tương ứng: có thể được sử dụng trong tất
cả các phương thức của lớp.

2. Kiểu dữ liệu
Trong Java, kiểu dữ liệu được chia thành hai loại:
- Các kiểu dữ liệu cơ bản
- Các kiểu dữ liệu đối tượng
2.1 Các kiểu dữ liệu cơ bản
Java cung cấp các kiểu dữ liệu cơ bản như sau:
byte: Dùng để lưu dữ liệu kiểu số nguyên có kích thước một byte (8 bít). Phạm vi biểu diễn giá trị từ -128 đến 127. Giá trị mặc định là 0.
char: Dùng để lưu dữ liệu kiểu kí tự hoặc số nguyên không âm có kích thước 2 byte (16 bít). Phạm vi biểu diễn giá trị từ 0 đến u\ffff. Giá trị mặc định là 0.
boolean: Dùng để lưu dữ liệu chỉ có hai trạng thái đúng hoặc sai (độ lớn chỉ có 1 bít). Phạm vi biểu diễn giá trị là {“True”, “False”}. Giá trị mặc định là False.
short: Dùng để lưu dữ liệu có kiểu số nguyên, kích cỡ 2 byte (16 bít). Phạm vi biểu diễn giá trị từ - 32768 đến 32767. Giá trị mặc định là 0.
int: Dùng để lưu dữ liệu có kiểu số nguyên, kích cỡ 4 byte (32 bít). Phạm vi biểu diễn giá trị từ -2,147,483,648 đến 2,147,483,647. Giá trị mặc định là 0.
float: Dùng để lưu dữ liệu có kiểu số thực, kích cỡ 4 byte (32 bít). Giá trị mặc định là 0.0f.
double: Dùng để lưu dữ liệu có kiểu số thực có kích thước lên đến 8 byte. Giá trị mặc định là 0.00d
long: Dùng để lưu dữ liệu có kiểu số nguyên có kích thước lên đến 8 byte. Giá trị mặc định là 0l.
2.2 Các kiểu dữ liệu đối tượng
Trong Java, có 3 kiểu dữ liệu đối tượng:
Array: Một mảng của các dữ liệu cùng kiểu
class: Dữ liệu kiểu lớp đối tượng do người dùng định nghĩa. Chứa tập các thuộc tính và phương thức.
interface: Dữ liệu kiểu lớp giao tiếp do người dùng định nghĩa. Chứa các phương thức của giao tiếp.
Lớp, đối tượng và những thuộc tính
Để hiểu về lớp,đối tượng, thuộc tính, trước tiên ta phải tìm hiểu vế sự trừu tượng hóa dữ liệu
Sự trừu tượng hóa dữ liệu là tiến trình xác định và nhóm các thuộc tính và các hành động liên quan đến một thực thể đặc thù, xét trong mối tương quan với ứng dụng đang
phát triển.

Những thuận lợi của việc Trừu tượng hóa là:

Tập trung vào vấn đề.

Xác định những đặc tính thiết yếu và những hành động đòi hỏi. Giảm thiểu những chi tiết không cần thiết.

Việc trừu tượng hóa dữ liệu là cần thiết, bởi vì không thể mô phỏng tất cả các hành động và các thuộc tính của một thực thể. Vấn đề mấu chốt là tập trung đến những hành vi cốt yếu và áp dụng chúng trong ứng dụng.

Lớp (Class)
Một lớp là một mô hình khái niệm về một thực thể. Nó mang tính cách tổng quát chứ không mang tính cách đặc thù
Những thuộc tính và những hành động chung của một thực thể được nhóm lại để tạo nên một đơn vị duy nhất gọi là một lớp.

Khi định nghĩa một lớp, chúng ta muốn phát biểu rằng một lớp sẽ phải có một tập hợp các thuộc tính và các hành động riêng

Một khi một lớp đã được định nghĩa, chúng ta biết được những thuộc tính và những hành động của những thực thể 'trông giống' như lớp này. Vì thế, tự bản chất một lớp là một nguyên mẫu (prototype).



Attachments
java cơ bản Attachment
java can ban.docx (97 Kb) Downloaded 650 times
Admin
Admin
Thiếu Tá
Thiếu Tá

Tổng số bài gửi : 107
Age : 33

https://itam.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết